Bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và điều hành của NHNN, tập trung nguồn lực, nỗ lực tối đa, quyết tâm phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025 được NHNN giao, các mục tiêu, nhiệm vụ tại Phương án cơ cấu lại Agribank gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Agribank lần thứ X, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Đề án chiến lược phát triển Agribank đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, chuẩn bị triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Agribank lần thứ XI, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tạo tiền đề phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo.
Xác định công tác thể chế là nhiệm vụ trọng tâm, phải đi sớm, đi trước để tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động kinh doanh; Khẩn trương rà soát, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống văn bản định chế, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro, tuân thủ các quy định của pháp luật, đặc biệt là Luật các Tổ chức tín dụng năm 2024 và các văn bản hướng dẫn, vừa bảo đảm an toàn, hiệu quả, vừa khơi thông nguồn lực cho hoạt động kinh doanh.
Phát huy hiệu quả công tác điều hành, quản lý cân đối vốn gắn với cơ chế điều hành kế hoạch, công cụ điều chuyển vốn nội bộ (FTP) nhằm tối ưu hiệu quả sử dụng vốn, tăng hiệu quả kinh doanh và đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động.
Tiếp tục triển khai mạnh mẽ công tác cơ cấu, sắp xếp lại mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch trong toàn hệ thống theo hướng tinh gọn, tối ưu hóa mạng lưới hiện hữu, phù hợp với Thông tư số 32/2024/TT-NHNN và tình hình thực tế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đặc biệt trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; triển khai sớm công tác chỉ đạo hoạt động kinh doanh năm 2025 đối với các chi nhánh.
Nâng cao năng lực tài chính bền vững, mbổ sung vốn đáp ứng yêu cầu tăng trưởng hoạt động kinh doanh và đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định; Triệt để thực hiện tiết kiệm, phòng chống lãng phí, đặc biệt trong thực thi các nghiệp vụ do quy trình nội bộ, sự phối hợp giữa các đơn vị.
Thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với chủ trương tinh gọn bộ máy từ Trụ sở chính đến các chi nhánh nhằm tăng năng suất lao động, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến chuyển đổi số ; nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cán bộ, người lao động trong việc ứng dụng, phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để phát triển, hoàn thiện sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng, tạo động lực, làm nền tảng cho sự phát triển đột phá của Agribank; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án công nghệ, chuyển đổi số trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật, góp phần hoàn thành mục tiêu tại Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng.
Triển khai có hiệu quả hơn nữa các biện pháp để tăng hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát nội bộ, tăng cường ý thức trách nhiệm, tuân thủ nghiêm kỷ cương, kỷ luật điều hành trên tinh thần “thượng tôn pháp luật”; kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các tồn tại, rủi ro trong quá trình hoạt động.
Tổng tài sản tăng phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn (bao gồm cả nguồn vốn thị trường 1 và thị trường 2);
Xác định năm 2025 là năm tăng tốc, đổi mới sáng tạo cùng các giải pháp đột phá về đích, toàn hệ thống Agribank tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, đoàn kết, nỗ lực triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của HĐTV, Ban Điều hành với tinh thần đổi mới, không ngừng nỗ lực sáng tạo, quyết tâm cao để phấn đấu đạt các chỉ tiêu kinh doanh năm 2025 cao hơn năm 2024; giữ vững thị trường, thị phần và vai trò, vị trí của Agribank; trong đó:
Vốn huy động thị trường I tăng 7% - 10%, có điều chỉnh phù hợp với tăng trưởng dư nợ; Dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 9% - 11% và phù hợp với kế hoạch được NHNN phê duyệt;
Tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn phấn đấu khoảng 65%;
Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư số 31/2024/TT-NHNN dưới 1,5%, phấn đấu dưới 1%; tỷ lệ nợ nhóm 2 dưới 2%; tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn dưới 1,5%; tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn nợ xấu ở mức dưới 2,76%;
Thu dịch vụ (không bao gồm thu ròng kinh doanh ngoại tệ của Trung tâm kinh doanh Vốn và Tiền tệ) tối thiểu 9.000 tỷ đồng;
Thu nợ đã XLRR tối thiểu 12.000 tỷ đồng;
Trích lập dự phòng rủi ro khoảng 23.000 - 25.000 tỷ đồng;
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) tối thiểu 18%;
Tổng thu nhập tối thiểu 160.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng 3% - 5% so với năm 2024 và không thấp hơn mức doanh thu, lợi nhuận kế hoạch được NHNN phê duyệt;
Nâng cao thu nhập cho người lao động phù hợp với quy định của NHNN;
Các tỷ lệ an toàn hoạt động đảm bảo quy định.
Triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng có hiệu quả gắn với kiểm soát tốt chất lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của người dân và các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kiểm soát chặt chất lượng tín dụng, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh; đẩy mạnh xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ có vấn đề, nợ đã xử lý rủi ro (XLRR), hoàn thành mục tiêu xử lý nợ xấu.